Cấu tạo đồng hồ cơ và những bí mật có thể bạn chưa biết

Có khi nào anh em đã tự hỏi: Cấu tạo đồng hồ cơ gồm những bộ phận nào? Hầu hết các anh em đều nghĩ một chiếc đồng hồ cơ cũng giống như mọi đồng hồ đeo tay khác đều gồm 2 phần: đồng hồ và dây đeo. Nhưng thực tế thì những chiếc đồng hồ cơ có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều. Hãy cùng ShopWatch tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 99+ mẫu đồng hồ cơ HOT nhất 2020

Mục lục bài viết

Đồng hồ cơ là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ cơ, ShopWatch muốn định nghĩa lại thế nào là một chiếc đồng hồ cơ để cho những anh em nào còn chưa rõ hay mới chơi đồng hồ có một khái niệm chuẩn.

Cấu tạo đồng hồ cơ

►►► Xem thêm: Calibre là gì? Sự thật về bộ máy đồng hồ in-house

Đồng hồ cơ là loại đồng hồ được lắp ráp từ những chi tiết cơ khí 100% và hoạt động dựa vào cơ năng. Sẽ không có bất kỳ một viên pin hay 1 linh kiện điện tử nào có trong bộ máy.

Khi đã nhận định được thế nào là đồng hồ máy cơ, chúng ta cùng đi tìm hiểu cấu tạo của nó.

Cấu tạo đồng hồ cơ gồm những gì?

Một chiếc đồng hồ cơ có cấu tạo rất phức tạp, có ít nhất vài trăm chi tiết cơ khí được lắp ráp với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp để có thể tạo thành một khối thống nhất, giúp truyền động năng để kim đồng hồ có thể hoạt động.

Dù có rất nhiều chi tiết nhưng cấu tạo đồng hồ cơ được chia thành 4 bộ phận chính: Thân vỏ, bộ kim, mặt số và bộ máy.

Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ

►►► Xem thêm: Bezel là gì? Tìm hiểu những chức năng “thú vị” của vòng Bezel đồng hồ

Case – Vỏ đồng hồ

Vỏ đồng hồ gồm: thân chính, vòng benzel, mặt kính và nắp lưng. Tác dụng của bộ phận này là bảo vệ đồng hồ khỏi những va đập, hoá chất và tạo nên phong cách, giá trị của một chiếc đồng hồ.

Thân chính và vòng benzel thường được làm từ kim loại mà kim loại được sử dụng nhiều nhất trong chế tác đồng hồ đó là thép 316L.

Mặt kính thường được làm từ kính cứng hoặc Sapphire, đây là 2 chất liệu kính thường được bắt gặp nhiều nhất trên các mẫu đồng hồ đeo tay.

Nắp lưng là bộ phận ít được phô trương và thường được làm từ kim loại hoặc kính tuỳ theo thiết kế hở nắp lưng hay không.

Hand – Kim chỉ giờ

Kim đồng hồ có nhiều hình dạng khác nhau, mỗi kiểu dáng lại có một tên gọi riêng. Thông thường, một bộ kim gồm 3 kim giờ, phút, giây. Chức năng chính của nó là quay trên thang đo để đếm thời gian, tuy nhiên thì cũng có một số mẫu đặc biệt, kim đứng yên và thang đo dịch chuyển.

Dial – Mặt số

Mặt số là bộ phận để gắn các thang đo hay các khung cửa sổ lịch hay các mặt số phụ, thường được làm từ 1 tấm kim loại mỏng, nhựa cao cấp hay thuỷ tinh … Mặt số có nhiều hình dáng khác nhau tuỳ thuộc vào thiết kế và ý đồ thể hiện thời gian của nhà sản xuất.

►►► Xem thêm: Giái đáp: Sapphire là gì? – Các loại mặt kính Sapphire của đồng hồ?

Movement – Bộ máy

Đây là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ nói chung chứ không riêng gì đồng hồ cơ. Bộ máy cơ là một hệ thống các chi tiết phức tạp được cấu tạo cầu kì tỉ mỉ  để chỉnh kim, và lên cót và sự tích cót. Ngoài ra, bộ máy cơ còn có thêm vài tính năng khác tuỳ thuộc vào mỗi dòng đồng hồ như đếm giờ thể thao, lịch sun & moon, lịch tuần trăng …

Cấu tạo bên trong đồng hồ cơ

►►► Xem thêm: Crown là gì? Những điều bạn cần viết về Crown

Cấu tạo của một bộ máy cơ

Như anh em đã biết, đồng hồ cơ có 2 loại máy đó là Automatic và lên cót tay. Dù là tự động hay phải dùng tay để điều chỉnh cót thì bộ máy cơ cũng có những bộ phận sau:

– Dây cót (Mainspring): chức năng chính là tích luỹ năng lượng.

– Hệ thống bánh răng (Gearchain): chức năng chính của bộ phận này là phân chia và truyền động.

– Cơ cấu hồi (Escapement): chức năng chính là chỉnh việc xả cót và phân bố đều các xung năng lượng.

– Hệ thống điều chỉnh: bao gồm các thành phần chính là bánh lắc (Balance), dây tóc (hairspring) và chân kính (Jewel).

1. Dây cót và khả năng tích luỹ năng lượng

Dây cót là một lá thép rất mỏng, mềm và dài. Nó được cuộn tròn quang 1 trục và được bảo vệ nhờ hộp tang trống. Khi lên dây, dây có sự thu lại và khi sử dụng chúng sẽ dãn dần về vị trí ban đầu. Dựa vào cơ chế này mà giúp những bánh răng ở hộp tang trống có thể chuyển dộng. Qua đó, đưa năng lượng đến hệ thống bánh răng.

2. Hệ thống bánh răng

Khi cót nhả, các bánh răng trên hộp tang sẽ quay và truyền tới các bánh răng.

► Bánh răng trung tâm: đây là bánh răng đầu tiên tiếp xúc với hộp tang trống, nó nằm ở vị trí trung tâm. Để bánh răng này quay hết 1 vòng phải hết 12 giờ, chính vì thế mà nó được gắn với kim giờ.

► Bánh răng trung gian: đây là bánh răng tiếp theo trong hệ thống bánh răng và còn có tên khác là bánh răng thứ 3.

► Bánh răng thứ 4: bánh răng này được đặt ở vị trí chính giữa hoặc vị trí 6h. Để quay hết 1 vòng thì hết thời gian 1 phút, chính vì thế mà nó được gắn với kim giây.

► Bánh răng hồi: đây là bánh răng cuối cùng trong hệ thống bánh răng. Nó đảm nhiệm việc giải phóng năng lượng được truyền tới từ hộp cót thông qua các bánh răng tới cần gạt mức. Hình dạng của bánh răng này rất đặc biệt và là một trong những chi tiết rất phức tạp và phải chịu được rung chấn trung bình 21.600 lần/giờ.

bộ máy đồng hồ cơ

3. Cơ cấu hồi của bộ máy cơ

Dây cót nhả liên tục và đem đến cho bộ máy một nguồn năng lượng vô tận. Nguồn năng lượng này được cơ cấu hồi chuyển thành các xung và phân chia để có thể đếm thời gian.

Nếu như loại bỏ cơ cấu này ra khỏi bộ máy cơ thì dây cót sẽ nhả rất nhanh và các bánh răng sẽ quay rất nhanh.

Cơ cấu hồi được tạo thành từ cơ cấu điều chỉnh và phân bố xung đến bánh lắc. Thông qua xung của bánh răng hồi, cần gạt mức nhận năng lượng và biên chuyển động tròn của bánh răng thành các chuyển động qua lại.

bánh răng đồng hồ

4. Hệ thống điều chỉnh

Bánh răng, dây tóc và chân kính là những bộ phận quan trọng của cơ cấu điều chỉnh. Độ chính xác của mỗi bộ máy đượcquyết định bởi hệ thống này, chính vì thế mà các bộ phận như bánh răng, dây tóc được coi là trái tim của đồng hồ.

► Bánh lắc:

Bánh lắc chuyển động được dựa trên cơ cấu hồi, biến đổi chuyển động quay của các bánh răng thành năng lượng để bánh lắc hoạt động thông qua đó, điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ. Vì vậy, có thể điều chỉnh tốc độ chạy của đồng hồ bằng việc điều chỉnh con ốc hoặc cần gạt được gắn trên bánh lắc và dây tóc.

► Dây tóc:

Dây tóc được làm từ vật liệu có tính đàn hồi cao và không bị co hay dãn trong 1 khoảng thời gian dài. Có 4 loại dây tóc thường gặp và ứng với 4 loại này là tần số dao động: 18.000, 21.600, 28.800 và 36.000. Những bộ máy có tần số dây tóc càng cao thì càng hiển thị thời gian chính xác.

► Chân kính:

Dây là bộ phận không chỉ giúp bộ máy trở lên đẹp hơn bởi đa phần, các chân kính đều được làm từ đá quý. Tuy nhiên, nó mang một trọng trách lớn hơn đó chính là việc làm giảm ma sát giữa các chi tiết trong đồng hồ.

Mỗi một bộ máy cơ khác nhau thì có só lượng chân kính khác nhau và chất liệu làm lên chân kính cũng khác nhau. Thông thường, 1 bộ máy cơ sẽ có 17 chân kính được làm từ thạch anh, đá ruby hay kim cương …

Kết thúc bài tìm hiểu về cấu tạo đồng hồ cơ tại đây. Hy vọng, anh em đã hiểu hơn về cấu tạo của một chiếc đồng hồ cơ. Nếu còn những thắc mắc liên quan tới đồng hồ cơ, anh em hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc liên hệ với ShopWatch theo hotline: 097.559.2299 để được giải đáp.

Anh em cũng đừng quên cho ShopWatch 1 like tại cuối bài viết để ShopWatch có thêm động lực chia sẻ tới anh em nhiều bài viết hay hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon