Đồng hồ lặn Seiko – Quái vật chinh phục mọi đại dương

Nhắc đến đồng hồ lặn thì không thể không nhắc đến dòng đồng hồ lặn Seiko huyền thoại đã giúp thương hiệu đồng hồ Nhật Bản này vươn mình sánh ngang với các thương hiệu đến từ Thuỵ Sỹ. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu những “con quái vật biển” đến từ Seiko.

Mục lục bài viết

Đồng hồ lặn Seiko và đặc điểm nhận dạng

Một chiếc đồng hồ lặn Seiko không chỉ đảm bảo về độ chống nước ở độ sâu ít nhất là 100M và độ chính xác dù trong bất kể môi trường nào thì nó cần phải có thêm những đặc điểm sau:

đồng hồ lặn Seiko

99+ mẫu đồng hồ nam Seiko chính hãng giá rẻ

– Có tính năng đo thời gian:

Nhắc đến tính năng đo thời gian thì anh em sẽ nghĩ rằng: “Đồng hồ lặn chứ có phải đồng hồ Chronograph đâu mà đo thời gian?” Thực chất đồng hồ lặn có tính năng đo thời gian nhưng nó không phải là những nút bấm, những mặt dial phụ mà đồng hồ lặn Seiko đo thời gian thông qua vòng benzel. Nếu đã cầm một chiếc Seiko lặn thì anh em có thể thấy vòng benzel của nó có thể xoay được và trên đó có chia vạch theo từng giây.

– Có dạ quang:

Dạ quang là chất liệu không thể thiếu được cho một chiếc đồng hồ lặn bởi vì trong điều kiện thiếu sáng khi ở dưới nước, ánh sáng từ dạ quang sẽ giúp người dùng biết được chính xác thời gian.

đồng hồ Seiko lặn 1000M

►►► Xem thêm: Đồng hồ Seiko Monster – Quái vật vùng biển sâu

– Chống nhiễm từ tối thiểu là 4800 A/m:

Khả năng chống nhiễm từ rất quan trọng đối với 1 chiếc đồng hồ cơ, đặc biệt là đồng hồ lặn Seiko. Bởi vì khi nhiễm từ sẽ làm kết quả đo thời gian bị sai lệch, ảnh hưởng lớn tới thời khi lặn.

– Chống sốc tốt:

Chống sốc là một yếu tố không thể thiếu đói với một chiếc đồng hồ lặn, bởi vì đồng hồ lặn phải chịu 1 áp suất nước và những va đập vô tình dưới nước mà người dùng khó cảm nhận được.

– Vật liệu phải chống được nước biển:

Đã là đồng hồ lặn thì vật liệu chắc chắn phải chống được nước biển. Hiện nay Seiko đang sử dụng thép không gỉ 316L và kính Hardlex hoặc cao su làm vỏ, mặt kính hoặc dây đeo với khả năng không bị ăn mòn bởi nước biển, thậm chí là những hoá chất có tính ăn mòn.

TOP 3 đồng hồ lặn Seiko đã trở thành huyền thoại

Kể từ thời điểm cho ra mắt chiếc đồng hồ lặn Seiko đầu tiên vào năm 1960, thương hiệu đồng hồ số 1 Nhật Bản đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển đã cho ra nhiều sản phẩm kinh điển trong giới đồng hồ lặn. Dưới đây là 3 mẫu đồng hồ lặn Seiko đã trở thành huyền thoại.

1. Đồng hồ lặn Seiko Monster

Seiko Monster là dòng đồng đồ lặn lấy được cảm tình của nhiều thợ lặn nhất bởi vì sự đa dạng về màu sắc cùng một thiết đặc biệt với vòng benzel thiết kế sóng lượn. Không chỉ đẹp về thiết kế, dòng đồng hồ này còn có độ chống nước 200M. Tuy không phải là một con số đáng kinh ngạc nhưng nó cũng đủ để khám phá đại dương.

đồng hồ Seiko lặn biển

►►► Xem thêm: Đồng hồ Seiko Sportura – Vẻ đẹp bí ẩn

Thông số cơ bản của đồng hồ lặn Seiko Monster đó là: kích thước đường kính 46mm, độ dày 14mm và bộ máy 7S26 Automatic in-house. Ngoài ra thì tất cả những mẫu đồng hồ thuộc dòng Monster đều được phủ dạ quang siêu sáng Lumibrite đúng như yêu cầu mà một chiếc đồng hồ lặn cần có.

2. Seiko Tuna – Đồng hồ lặn sâu 300M

Seiko Tuna được gọi với cái tên “cá ngừ”bởi khả năng lặn sâu 300M của chiếc đồng hồ lặn đến từ Seiko này. Đồng hồ Tuna là một trong những chiếc đồng hồ thuộc dòng đồng hồ lặn Prospex cao cấp. Tuy nhiên thì có thể coi nó là một biến thể của Seiko Monster bởi chúng có những đặc điểm thiết kế khá giống nhau.

đồng hồ lặn

Khác với những mẫu đồng hồ lặn khác của Seiko. Seiko Tuna có kích thước đường kính to hơn, lên tới 48mm và độ dày là 14mm. Thế nhưng đó chỉ là kích thước, về bộ máy thì chiếc đồng này sử dụng máy Quart 7C46 chứ không phải đồng hồ cơ. Chính vì thế mà độ chính xác của chiếc đồng hồ này vô cùng cao. Bên cạnh đó, phần mặt kính dày với thiết kế mái vòm lộ hẳn ra khỏi vòng benzel còn mang đến cho người dùng khả năng quan sát tốt ở mọi góc nhìn.

3. Đồng hồ lặn Seiko Samurai

Cái tên Samurai được bắt nguồn từ hình dáng kim của chiếc đồng hồ này, nó giống như thanh kiếm của võ sĩ Samurai Nhật. Điều đặc biệt của chiếc đồng hồ lặn này đó chính là gồm 2 biến thể với chất liệu vỏ khác nhau và nơi lắp đặt khác nhau. Với phiên bản SBDA có vỏ được làm từ Titanium siêu nhẹ, siêu bền nhưng đây là phiên bản dành riêng cho thị trường Nhật, còn phiên bản SNM thì vỏ chỉ được làm từ thép không gỉ dành cho thị trường quốc tế.

đồng hồ lặn thương hiệu Seiko

Thế nhưng dù là phiên bản nào đi nưa thì đồng hồ lặn Seiko Samurai vẫn lấy được sự quan tâm của người yêu đồng hồ bởi thiết kế “không góc cạnh”. Vòng benzel tròn với những răng cưa nhỏ cùng một mặt nền màu tươi sáng giúp những chiếc kim, cọc số phủ dạ quang thêm nổi bật.

Hiện nay, mẫu đồng hồ này đã ngưng sản xuất nhưng với đường kính mặt 42mm, độ dày 13,7mm, bộ máy in-house Automatic 7S25 cùng khả năng chống nước 200M thì có lẽ đây là chiếc đồng hồ lặn có thiết kế nhỏ gọn nhất mà Seiko đã thiết kế.

Trên đây là những đặc điểm của một chiếc đồng hồ lặn Seiko và những mẫu Seiko đã đi vào huyền thoại. Hy vọng, thông qua bài viết này, anh em có thêm kiến thức về đồng hồ lặn cũng như biết thêm về những mẫu đồng hồ lặn đã vang bóng một thời của Seiko.

Nếu anh em có thắc mắc hay cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với ShopWatch theo hotline: 097.559.2299. Cảm ơn anh em đã đón đọc và nếu thấy bài viết hay, ý nghĩa, hãy chia sẻ tới bạn bè – những anh em có chung niềm đam mê đồng hồ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon